Monday, July 13, 2009

Lời người trong cuộc thuộc Gia Ðình Biệt Hải /SPVDH/Nha Kỹ Thuật




Xin có ý kiến: Lời người trong cuộc thuộc Gia Ðình Biệt Hải /SPVDH/Nha Kỹ Thuật
Tuesday, November 30, 2004

Xin được gửi đến tác giả, Phạm Phong Dinh và ông kỹ sư hội trưởng

Ngày 25. 7. 04, lễ giỗ kỳ 4 cho các Anh Hồn Tử Sĩ do Gia đình Biệt Hải đứng ra tổ chức. Nhân dịp chúng tôi liên lạc được với Anh Nguyên Huy, đại diện Ban Biên Tập tờ KBC Hải Ngoại, và ngỏ ý nhờ Ông Chủ Nhiệm giúp phát hành số đặc biệt về Lực Lượng Biệt Hải / SPVDH/Nha Kỹ Thuật cho Ngày Lễ Giỗ, đã được Anh mau mắn vui vẻ nhận lời. Có lẽ, tình đồng đội khó quên vào thời gian Anh phục vụ ở Sở Tâm Lý Chiến. Trong mỗi lần các toán Biệt Hải/Hải Tuần SPVDH xâm nhập, đều được lệnh mang theo một số truyền đơn hoặc quà do STLC từ Sài Gòn gửi ra, để trao tặng đến cho dân chúng miền Bắc lúc đó, đồng thời khai thác tin tức qua những tù binh bắt được hầu cung cấp cho STLC và Ðài Phát Thanh Gươm Thiêng Ái Quốc. Trong Tờ KBC, Thứ Ba Số 31 tháng 7. 04, một số bài đóng góp do các NT Biệt Hải/ Hải Tuần. Số còn lại, do anh em Biệt Hải cung cấp tài liệu và chính tôi viết thành bài. Sau 3 tuần Anh Nguyên Huy gọi cho biết tờ KBC đã in xong và Tòa soạn có nhã ý tặng anh em BH mỗi người một số báo. Khi mở tới trang 23 có bài viết về LÐ/NN của Tác giả Phạm Phong Dinh. Sau đó hai tuần (tức ngày 18. 8. 04) trên Nhật báo Người Việt (phụ trang Diễn Ðàn số 6829). Xin có ý kiến. Lại thấy nguyên bài đính chính của Hội Ái Hữu LÐ/NN, HQVNCH ký tên Hội Trưởng Kỹ sư Phan Tấn Hưng, viết phê bình Tác giả Phạm Phong Dinh những điểm không đúng về bài NN và Biệt Hải. Mặc dầu bài đính chính đã được Ông phân tách danh hiệu rất rõ của từng đơn vị Biệt Hải như: BH Ðà Nẵng (Sea Rider) BH Năm Căn (Junk Force Commando) Biệt Hải SPVDH (Sea Commando). Nhưng đến phần phân tích trình độ giữa NN và BH thì không hề thấy Ông nêu tên đích danh từng đơn vị, vì thế chúng tôi không biết ý Ông muốn ám chỉ Biệt Hải nào là đối tượng được đề cập trong bài? Ðặc biệt tờ báo nầy lại khá đông độc giả, đã khiến một số người hiểu lầm về Biệt Hải (Sea Commando) của SPVDH/NKT. Thiết nghĩ không nên viết những điều hơn thua trên báo chí vào lúc nầy có lẽ hay hơn, vì chỉ gây thêm ngộ nhận, hiểu lầm lẫn nhau chẳng lợi ích gì, nhất là trong bối cảnh hiện nay tập thể cựu Quân nhân tại hải ngoại, rất cần đến sự nắm tay đoàn kết của mọi Quân Binh Chủng, hầu vận động tranh đấu Tự do và quyền làm người của hơn 80 triệu dân Việt, trong đó có rất nhiều đồng đội của chúng ta. Hiện tại một số NT những người đứng ra thành lập LLBH/SPVDH, và từng phục vụ từ ngày đầu cho đến cuối cùng. Tất cả đều biết đã có một số bài mà lâu nay các Tác giả viết hoàn toàn sai sự thật về đơn vị LLBH, nhưng không muốn lên tiếng. Ngẫm nghĩ trước kia khi súng đạn sẵn cầm trong tay, mình đã chưa làm đủ để chu toàn bổn phận của người trai trước thời cuộc, hiện tại may mắn được thoát nạn Cộng sản sang sống tại phần đất tạm dung nầy, thử hỏi chúng ta còn gì nữa để mà phô trương khoe khoang (nổ) xét đã quá muộn màng. Nhân cơ hội được đọc cuốn sách vừa mới phát hành có tựa đề “Lực Lượng Ðặc Biệt giữa Những Tổ Chức Chiến Tranh Không Qui Ước” của Tác giả NT/Phan Bá Kỳ, một số anh em cựu Lực Lượng Biệt Hải thuộc SPVDH khuyến khích, đã là động cơ thúc đẩy, hơn nữa vì danh dự chung của LL/Biệt Hải (SeaCommando) khiến tôi xin được mạnh dạn trình bày hầu để làm sáng tỏ sự việc, đồng thời dựa vào tài liệu viết về LL/BH của NT Nguyễn Thanh Hoài, NT Lữ Triều Khanh & Người ra Biển Bắc, NT Trần Ðỗ Cẩm v.v... Cộng với thời gian được hoạt động trong các toán công tác thuộc LL Biệt Hải. Ðặc biệt cũng để minh định thay cho những Anh Hồn Vô danh thuộc các toán Biệt Hải hy sinh liều thân vì đại cuộc trước 75, tất cả đã đồng tâm chiến đấu dưới màu cờ sắc áo của chính đơn vị, mà họ tự lựa chọn trước khi nhập cuộc. Trước khi trả lời, xin phép được tự giới thiệu, tôi cựu Biệt Hải Nguyễn Trâm nhân viên LL/Biệt Hải, may mắn được phụ vụ các toán công tác thuộc SPVDH/NKT, thời gian trên 4 năm. Cuối năm 1972 tự nguyện xin thuyên chuyển về liên Ðoàn Người Nhái, hoạt động ở các toán thuộc Biệt Ðội Hải Kích, dưới quyền Biệt Ðội Trưởng HQ Ð/úy Ðặng Ðình Hiền, Biệt Ðội Phó HQ Tr/úy Nguyễn Minh Cảnh (xin lỗi vì quá lâu không biết có đúng họ, cấp bậc của Ông Cảnh hay không?) cùng với các toán Hải Kích NN. Ðã tham dự những chuyến công tác như sau: Ðề Gi, Năm Căn, Ðặc Khu Rừng Sát, Hải Chiến Hoàng Sa, và cuối cùng bị thương tại vùng 4 trong chuyến công tác cùng toán Tr/úy Hiển. Chiều ngày 24. 12. 74, được điều trị tại Trung Tâm III Dã Chiến Mỹ Tho, đến 75 tan hàng.

Sau đây thay mặt Gđ/Biệt Hải lần lượt trả lời những điểm chính do Ông kỹ sư Phan Tấn Hưng, được nêu đăng trên Nhật Báo Người Việt, ngày 18. 8. 04. Mục đích đóng góp được phần nào, hầu giúp thế hệ sau này và những người viết về Quân Sử, nhận định được rõ ràng về bổn phận và trách nhiệm, từng đơn vị thuộc QLVNCH, trước 1975:

1.- Năm 1961, HQ chưa nhận được văn thư của BTTM để thành lập NN. Năm 1969, Liên Ðội/NN chưa được nâng lên Liên Ðoàn/NN (Không thấy viết NN được chính thức thành lập năm nào?) Khóa “UDT Underwater Demolition Team” (phá hoại dưới nước) là khóa Của Người Nhái chứ không phải của Biệt Hải. UDT không phải BH mà là của NN (không nêu đích danh tên đơn vị BH thuộc vùng nào?)

Trả Lời: Công tác Hải vận đã khởi sự từ trước năm 1961, dưới trách nhiệm của Phòng E thuộc Sở Khai Thác Ðịa Hình/PTT. Trong khoảng thời gian nầy các nhân viên đã được tuyển mộ để hoạt động công tác tại miền Bắc. Tất cả đều nằm trong vòng bí mật. Ngoài các bộ phận không vận ở Sài Gòn còn có các Chi Cục: “Chi Cục Atlantic” đóng tại Huế doTr/úy Trần Bá Tuân làm Chi Cục Trưởng, có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện trang bị và xâm nhập về đường bộ. “Chi Cục Pacific” đóng tại Ðà Nẵng do Tr/úy Nông An Pang làm Chi Cục Trưởng, Chi Cục nầy có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện, trang bị và xâm nhập về đường biển qua vĩ tuyến 17. Ngoài ra, Chi Cục nầy còn quản trị một số thuyền máy gọi là “NAUTILUS” Ða số thủy thủ đoàn là dân chính tình nguyện theo hợp đồng. Thành phần thuộc gốc di cư 54 ở các tỉnh: Nghệ, Tĩnh, Bình phụ trách chuyên chở các toán, mỗi lần xâm nhập bằng đường biển. Cả hai Chi Cục ATLANTIC và PACIFIC đều thuộc Sở Bắc, dưới quyền điều hành của Ðại úy Ngô Thế Linh (Ông Bình) và thi hành theo lệnh của Trung Ương, do Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) phối hợp điều hành. Cuối năm 1963 đầu năm 1964 cả hai chi cục Pacific & Atlantic được giải tán và sát nhập vào SPVDH mới thành lập vào ngày 1/ 4/ 64. SPVDH tạm thời đồn trú tại 52 Bạch Ðằng Ðà Nẵng. Ngoài ra, một số trại khác cũng được thiết lập dọc bãi biển Mỹ Khê. Trong thời gian nầy các toán được tuyển mộ từ mọi Quân Binh Chủng QLVNCH gia nhập vào các toán công tác LL/BH, đồng thời có một số thanh niên gốc di cư 54 ở các xứ đạo cũng tình nguyện theo hợp đồng (gọi toán Dân chính). Tất cả bắt buộc phải trải qua một chương trình Huấn Luyện Biệt Hải dài 24 tuần lễ, kể cả 2 tuần huấn nhục (Hell Weeks). Trong thời gian thụ huấn nếu thể lực cá nhân không hội đủ tiêu chuẩn, đều được trả về lại đơn vị gốc. Không cần biết những khóa sinh nầy đã huấn luyện trước đây ở đâu? Sau khóa Biệt Hải các toán vẫn có chương trình thực tập hằng ngày không bao giờ bỏ sót, trừ khi có những cơn bão lớn hay được nghỉ lễ, đặc biệt hai toán: Cancer (góc Nùng thiểu số) và toán Athena (NN) được thụ huấn bổ túc thêm chuyên môn phá hoại dưới nước UNDERWATER DEMOLITION TECHNICS. Năm 1965, mặc dầu BTL Hải Quân VNCH, có tăng phái cho SPVDH nói chung LL/BH nói riêng, 2 toán công tác: “Toán Athena” (Người Nhái) và “toán Vega” (Hải Thuyền). Tuy nhiên, vì tính cách ngăn cách và bảo mật của công tác, chương trình huấn luyện Biệt Hải/SPVDH đều do Sĩ quan của NKT cộng với các HLV của U.S Navy Seal và U.S Marine Corps soạn thảo và huấn luyện. Là một đơn vị độc lập trong mọi hoạt động, SPVDH nói chung, LLBH nói riêng, không hề bị chi phối với bất kỳ một lực lượng nào khác của QLVNCH, ngoại trừ BCH/ Nha Kỹ Thuật/BTTM/QLVNCH. Ngoài ra, mỗi một nhân viên của LLBH/SPVDH (quân đội và dân chính) đều phải trải qua một khóa học nhảy dù. Tùy theo nhu cầu, các khóa sinh có thể được gửi đến TTHL Sư Ðoàn Nhảy Dù, TTHL Quyết Thắng (Long Thành) để thụ huấn hoặc có thể do Sở PVDH tổ chức, dưới sự chấp thuận của BCH/NKT và các HLV nhảy dù đều do các HLV Hoa Kỳ thuộc Cơ quan US/NAD (US NAVAL ADVISORY DETECHMENT) + Sĩ quan Việt Nam thuộc SPVDH huấn luyện. Sau khi hoàn tất việc huấn luyện, các khóa sinh Quân đội được hưởng phụ cấp không quân vụ gồm cả hai: Chứng chỉ Biệt Hải & Nhảy Dù, tùy theo cấp bậc và thâm niên quân vụ, các khóa sinh dân chính được hưởng phụ cấp riêng do BCH/SPVDH ấn định (Trích tài liệu của NT, Nguyễn Thanh Hoài và NT, Lữ triệu Khanh)

Riêng LL/ Hải Tuần. Tất cả các Thủy Thủ Ðoàn (crews) khi được BTLHQ/VNCH tăng phái cho Sở PVDH, đều được huấn luyện bổ túc phần kỹ thuật. Các loại chiến đỉnh có tốc độ chạy nhanh Patrol Torpdo Fast (được gọi tắt FTF) hoàn toàn do các HLV Hoa Kỳ thuộc Cơ quan USNAD đảm trách. Theo cựu Trưởng Toán Vega, Nguyễn Duyện cho biết. Ðầu năm 1966 Toán Athena do Tr/toán HQ Ð/úy Lâm Nhật Ninh trong đó có Th/sĩ Quới, không hiểu vì lý do gì cả toán được giao trả lại cho LÐ/NN. Sau khi thi hành 3 chuyến công tác. Riêng 7 nhân viên thuộc toán Vega vì không chu toàn công tác, cũng trong năm 1966, được trả về cho BTL/HQ mặc dầu tất cả đã ký hợp đồng. Tháng 4 đến tháng 8 năm 1972. Toán Biệt Hải gồm 32 nhân viên lại tiếp tục gửi sang thụ huấn khóa huấn luyện phá hoại chất nổ (UNDERWATER DEMOLITION TEAM/ SEAL TEAM Advanced training). Kể cả được ăn ở thực tập đổ bộ ban đêm, trong chiếc Tàu ngầm (Sumbmarine the USS GRAYBACK) tại Căn Cứ U.S Naval Station, Subic Bay, Republic of the Philippines.

2.- Người Nhái huấn luyện Biệt Hải chứ BH không thể nào huấn luyện NN được, bởi Người Nhái được thành lập trước và được huấn luyện kỹ hơn Biệt Hải.

Trả Lời: Như đã trình bày trên, LLBH/SPVDH là một đơn vị biệt lập, nên V/đề người nhái của HQVN huấn luyện hay LLBH huấn luyện cho người nhái của Hải quân VNCH không nên đặt ra. Cũng nên trình bày thêm rằng: “Khoảng đầu năm 1961 chi cục Pacific thuộc Sở Bắc đã đào tạo được 1 toán Người Nhái. Toán nầy đều do HLV Hoa Kỳ thuộc US NAVY Seal huấn luyện ở vùng biển Tiên Sa Ðà Nẵng. Toán đã tham dự các công tác tại vùng biển Bắc Vĩ Tuyến 17 cùng với hai chuyên viên thuộc LÐ 77/ LLÐB (năm 1962) và năm 1964. Toán Cancer thuộc LLBH/SPVDH đã xâm nhập và phá hoại 6 chiến đỉnh (Swatow) của Bắc Việt tại cửa biển Quảng Khê, Quảng Bình. Lúc đó chắc chắn rằng:”Chưa có Liên Ðoàn Người Nhái của Kỹ sư Phan Tấn Hưng!? Cũng cần nói rằng:” Chỉ có SPVDH/NKT” trong đó có LLBH (Sea Commando) là đơn vị duy nhất của QLVNCH hoạt động tại vùng biển Bắc Vĩ Tuyến 17 mà thôi. (xem LLÐB giữa những tổ chức CTKQƯ” của NT, Phan Bá Kỳ” và “Người ra Biển Bắc” trong đặc san 20 năm Hội Ngộ của Ðại Gđ /NKT). Vào những năm 1970 và 1972, các Khóa Huấn luyện Biệt Hải lại được mở, trong số khóa sinh có các nhân viên từ LÐ/NN tình nguyện gia nhập gồm: Th/sĩ Phan Văn Ðáng, H/sĩ Nguyễn Văn kiệt cả hai đều phải trải qua theo đúng chương trình huấn luyện LL/Biệt Hải. Ðến gần cuối năm 72, có một số anh em từ LÐ/NN cũng ra chờ để theo học gồm các anh: Vân, Trí, Bổng, Phê, Phương, Hải, Hòa (chóe EOD) nhưng lúc đó LL/Biệt Hải không còn mở khóa nữa, nên tất cả phải quay trở về lại NN. Ðặc biệt khóa Huấn luyện NN, tháng 1. 65 tại Nha Trang trong số có Ông Kỹ sư Hội Trưởng theo học, nghe Anh Nguyễn Duyện cho biết, hai Huấn Luyện Viên của khóa 1 Biệt Hải Năm Căn được cử về dạy cho khóa nầy, thế tại sao lại chê đơn vị Biệt Hải không đủ trình độ? Cũng nên lưu ý ở đây toàn ban Cố vấn LL/Biệt Hải từ Yểm trợ đến huấn luyện viên vào thời gian đó, đều do Cơ quan MACVSOG tuyển chọn từ BTL Thái Bình Dương (CINPAC) gửi ra nắm phần điều hành. Duy chỉ có Thông dịch viên là người Việt Nam. Những năm cuối sau này khi chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, một số Cố vấn lần lượt về nước nên cả hai khóa 70 và 72, mới có phụ tá huấn luyện viên phía Việt Nam do LL/BH cử ra mà thôi. Trong thời gian LL/Biệt Hải phụ trách hoạt động các công tác miền Bắc, tất cả đều được nằm trong vòng kiểm soát an ninh hết sức chặt chẽ và bí mật. Từ sinh hoạt của toán hằng ngày đến những lúc thực tập chuẩn bị công tác, nếu không phận vu,ỳ chẳng ai được phép lai vãng tới các nơi ấy hoặc gần khu cấm, kể cả Cố vấn. Mỗi lần có phép về thăm gia đình, không nhân viên nào dám hé môi với những người thân kể cả vợ con, cha mẹ, hiện họ đang làm gì và ở nơi đâu v.v... Thử hỏi làm sao có thể biết rõ trình độ cao thấp để so đo. Cuối năm 1972, có 6 anh em Biệt Hải trong số có tôi. Xin thuyên chuyển về LÐ/NN, tất cả chẳng phải học qua khóa nào vẫn được phụ cấp tiền bằng Nhái, cũng như toán Vega (Hải Thuyền)

3.- Khóa Biệt Hải đầu tiên được huấn luyện tại Ðà Nẵng trong tháng 1. 65 được tăng phái chứ không phải thuyên chuyển.

Trả Lời: Luật lệ của NKT/BTTM, hễ những đơn vị hoặc cá nhân được tăng phái (có nghĩa thời gian ngắn hạn) hoặc thuyên chuyển (vô hạn định) về SPVDH/NKT, đều trực thuộc nhận lãnh trách vụ dưới quyền điều hành của đơn vị mới, trong thời gian đương sự tới đáo nhận. Riêng đối với tất cả nhân viên công tác của Sở PHVDH, đều được ký khế ước (contract) trước khi chấp nhận tuyển chọn để phục vụ cho NHA KỸ THUẬT và MACSOG. Ðương nhiên, chính các đương sự đó không còn liên hệ hay bị ràng buộc gì với đơn vị gốc. Kể từ lúc đó mọi công tác, hoạt động của tất cả nhân viên đều thuộc dưới quyền của Nha Kỹ Thuật và MACSOG, hoàn toàn chịu trách nhiệm điều hành. Ðiển hình Trận Hải Chiến Hoàng Sa, ngày 19. 1. 74, hai toán Biệt Hải tăng phái tham dự, có một số nhân viên BH đã hy sinh, nhưng NKT vẫn không coi đó là công tác của SPVDH. Ðể phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện công tác, quân trang quân dụng và những trang cụ đặc biệt cũng đều được NKT cấp phát v.v... Tưởng cũng xin trình bày ở đây thời gian vừa qua tại hải ngoại. Gđ/Biệt Hải, tổ chức được 4 lần Lễ giỗ, để tưởng nhớ đến các Anh hồn đồng đội. Mỗi lần tham dự, anh em chúng tôi đều yêu thích được mặc bộ bà ba đen trở lại. Mục đích là để ôn cố nghĩa tình đồng đội, trong phút giây “tử biệt” vì chính màu áo mộc mạc đơn sơ này, đã gói gém trọn vẹn thân xác biết bao đồng đội, âm thầm vĩnh viễn đi vào lòng đất hoặc vùng biển cả, ở những nơi chốn thăm thẳm xa xôi khó ai ngờ tới của Tổ Quốc Việt Nam.

4.- Năm 62 Người Nhái đã dùng chất nổ tấn công 3 chiến hạm CSBV tại Quảng Bình BV?

Trả Lời: Chuyến công tác, Ngày 28. 6. 62 gồm 4 nhân viên: Lê Văn Chuyên, Nguyễn Văn Tâm thuộc LÐ 77 /LLÐB và Lê Văn Kinh, Nguyễn Hữu Thả thuộc HQ/NN (tăng phái) được chiếc NAUTILUS II, chở xâm nhập công tác đặt mìn phá hoại tại Sông Gianh Quảng Bình. Chuyến công tác nầy là do Sở Bắc nhận lệnh thượng cấp phối hợp với Cơ quan & CSD qua Chi Cục Pacific. Bởi vậy, sau những năm tháng dài tù tội một số nhân viên trong chuyến may mắn sống sót, đã được Chính phủ Hoa Kỳ bồi thường theo diện Biệt Kích (chuyến này có một Thủy Thủ Nautilus II, Anh đã may mắn thoát được sau hai đêm một ngày lênh đênh trên biển cả với một tấm ván và được tàu tuần tiễu của HQVNCH vớt được ngang vĩ tuyến 17, hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ) Thỉnh thoảng gặp anh Nguyễn Văn Tâm, anh cũng cho biết anh từ LÐ/ 77 được biệt phái qua Sở Bắc công tác (cuốn Hải Sử của Hải Quân mới phát hành ở Hải Ngoại, trong đó cũng không thấy đề cập đến loại tàu Nautilus) Và chuyến công tác tại Quốc lộ 9 Quảng Trị, tháng 4 năm 1972 xâm nhập để cứu hai phi công Hoa Kỳ. Một do Nguyễn Văn Kiệt với Ð/úy Tom Norris, và một phi công khác do tôi phát giác là của toán Biệt Hải/SPVDH/NKT, nhận lệnh từ SPVDH và Cơ quan đối nhiệm của Sở này (Naval Advisory Detechment). Ngụy danh của chuyến công tác là MACSOG-37, do Tr/Tá Andy Anderson, CHT Trung Tâm tiếp cứu JPRC (Joint personnerl recovery Ceter) từ Sài Gòn ra, mang bí danh là Bright Light (có tài liệu chứng minh). Ðược xác nhận cả hai chuyến công tác nầy đều là của Nha Kỹ Thuật, chứ không phải thuộc đơn vị khác, như một số bài vở từng viết ra hoặc có người tự nhận các công tác trên là đơn vị của họ. Tất cả đều hoàn toàn sai sự thật.

5.- Vị CHT/Liên Ðoàn Người Nhái cuối cùng của khóa 1, khóa gì? Khóa 1 Người Nhái hay khóa Biệt Hải? Thật ra là khóa 1 Biệt Hải, khóa 1 NN không có Sĩ quan BH. Biệt Hải và Người Nhái là hai đơn vị khác nhau?

Trả Lời: Vị CHT cuối cùng của Liên Ðoàn /NN là HQ Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hùng, thuộc khóa 12 HQ Nha Trang. Theo lời của một Hạm Trưởng Hải Tuần, HQ Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí cho biết. HQ Th/Tá Nguyễn Hữu Hùng trước phục vụ LL/Hải Tuần thuộc “B 12”. Cũng như tất cả Hạm Trưởng của LL/HT, ông đã có trên 200 chuyến xâm nhập Bắc Vĩ tuyến, trong đó gồm nhiều lần chở các toán Biệt Hải xâm nhập vào đất liền (hành quân CaDo) và tuần tiễu kiểm soát dọc duyên hải miền Bắc (công tác LoKy) v.v... (Tài liệu Người ra Biển Bắc -NT, Trần Ðỗ Cẩm viết về LLHT) HQ Thiếu Tá Hùng theo học khóa Biệt Hải năm 1970 cùng với Th/sĩ Người Nhái, Phan Văn Ðáng. Ðảm nhận chức vụ CHT /LLBH từ 70 đến 73. Trong khoảng thời gian này Ông tham gia công tác với toán Biệt Hải, xâm nhập vào Mật Khu U Minh để giải cứu tù binh Mỹ. Tuy công tác không thành công nhưng toán đã bắt được một cán binh Chính qui Cộng sản BV thuộc Tiểu Ðoàn Rạng Ðông (chuyến này có tôi tham dự). Tù binh nầy đem về giao nạp cho NKT khai thác, đã giúp lấy được nhiều tin tức khá ư quan trọng. Năm 1974, được bổ nhiệm chức vụ CHT Liên Ðoàn Người Nhái. Hải Tuần Nguyễn Hoàng Tầm (EOD) biết rất rõ về vị CHT/LÐNN này (HQ Th/Tá Nguyễn Hữu Hùng). Có lẽ trong thời gian nầy Ông Kỹ sư vì bận bịu công vụ ở đơn vị mới, nên không có thì giờ theo dõi sinh hoạt và những thay đổi cấp CHT trong Liên Ðoàn NN, kể cả Biệt đội Trưởng Hải Kích vào thời điểm cuối cùng đấy thôi. Sự thật viết bài nầy trong trường hợp bất đắc dĩ, hầu đóng góp và làm sáng tỏ việc thật người thật về một số hoạt động “Chiến Tranh Ngoại lệ” trong số nhiều tài liệu của LL/Biệt Hải (Sea Commando) thuộc SPVDH/NKT, chứ không hề có ý lạm dụng chữ TÔI. Ðồng thời, giúp những ai muốn tìm hiểu thêm về các đơn vị có cùng một danh xưng hoặc có cùng những hoạt động như các toán LL/Biệt Hải, sẽ nhận định một cách dễ dàng. Hy vọng không còn có những lầm lẫn đáng tiếc xảy ra sau này.

Phan Tấn Hưng - Liên Ðoàn Người Nhái

No comments:

Post a Comment